Chỉ số đường huyết GI (glycemic index), đây là tỷ lệ đường đơn trong máu được tính sau khi bạn hấp thụ các thức ăn có chứa đường bột. Hiện nay chỉ số GI của các loại thực phẩm được phân loại thành các dạng: cao, thấp và trung bình.
Các loại thực phẩm có chỉ số dường huyết cao thường sẽ có lượng glucose hấp thu nhanh. Khi ăn vào cơ thể, mức đường huyết của bạn sẽ tăng và giảm nhanh chóng.
Các loại thực phẩm có chỉ số GI luôn là lựa chọn hàng đầu, bởi nó tốt cho sức khỏe. Điều này dễ dàng lý giải là vì lượng glucose hấp thụ vào cơ thể sẽ chậm hơn bình thường. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát được nguồn năng lượng ổn định hơn trong cơ thể.
Ở những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2, sau khi ăn uống chỉ số đường huyết sẽ nhanh chóng tăng lên đáng kể gây nguy hiểm cho tính mạng. Vì thế, kiểm soát lượng đường huyết bằng các loại thực phẩm có lượng đường thấp sẽ hỗ trợ quá trình chuyển hóa lipid tốt hơn.
Ở một người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết trung bình sẽ khác nhau vào thời điểm trước, trong và sau khi ăn, cụ thể:
Như vậy, chỉ cần đạt chỉ số đường huyết như trên, bạn là người hoàn toàn khỏe mạnh. Nên duy trì chỉ số dường huyết bằng các thực phẩm ít đường, tập luyện thể dục thể thao để bảo vệ sức khỏe và tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Đường huyết thấp là tình trạng lượng đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dl (3,9 mmol/l). Đây là tình trạng sức khỏe cực kỳ nguy hiểm và cần được can thiệp bằng y tế để tránh nguy hiểm đến tính mạng của bản thân.
Chỉ số đường huyết thấp có rất nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau. Các dấu hiệu này sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng bệnh nhân như sau:
+ Chỉ số đường huyết giảm nhẹ: bạn sẽ thấy chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn, tim đập nhanh và đánh trống ngực. Lúc này đo chỉ số đường huyết của bạn sẽ rơi vào khoảng 3.3 – 3.6 mmol/L. Để khắc phục tình trạng này bạn nên ăn một chút đồ ngọt hoặc uống nước để cải thiện.
+ Chỉ số đường huyết giảm vừa: Người bệnh sẽ thấy mệt mỏi, ủ rũ và sa sút tinh thần nghiêm trọng. Một số bệnh nhân xuất hiện tình trạng co giật, buồn nôn, nôn, ngất xỉu, đau bụng.
+ Khi chỉ số đường bị giảm sút nghiêm trọng: Lúc này bạn bị giảm thân nhiệt, hôn mê, co giật, liệt nửa người thậm chí tử vong nếu không được điều trị.
Lượng đường huyết trong cơ thể tăng do lượng đường trong máu quá cao từ 181 mg/dl trở lên. Điều này chứng tỏ cơ thể bạn đang dư thừa quá nhiều glucose trong máu.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chỉ số đường huyết trong cơ thể cao là do:
Chế độ ăn uống không hợp lý, bạn ăn quá nhiều vào buổi tối. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, ăn nhẹ vào buổi tối bạn sẽ khó kiểm soát được lượng đường trong cơ thể.
Không ăn sáng cũng là nguyên nhân khiến lượng đường tăng cao, nhất là ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường loại 2 (tuýp 2).
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo, mặc dù chất này không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nhưng nó làm tăng khả năng kháng kháng sinh insulin.
Sử dụng nhiều thực phẩm có chứa maltodextrin như thức uống đóng chai, bánh ngọt, nước có ga sẽ làm cơ thể bắt buộc dung nạp thêm lượng glucose không cần thiết. Điều này sẽ làm gia tăng lượng đường có trong máu nhanh chóng.
Lười vận động thể dục thể thao cũng gây nên hiện tượng tăng đường huyết. Bởi khi tập luyện thể dục, thể thao sẽ làm tăng độ nhạy cảm của insulin và chuyển hóa đường thành các năng lượng có ích cho sức khỏe.
Mệt mỏi, căng thẳng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ tăng lượng đường và bệnh tiểu đường.
Lạm dụng các loại thuốc tránh thai, trầm cảm, thuốc hen phế quản… là một trong những nguyên nhân tăng lượng đường huyết nhanh chóng.
Khi lượng đường huyết trong cơ thể cao, bệnh nhân sẽ gặp một số triệu chứng như sau:
Nếu không được can thiệp y tế kịp thời bệnh nhân sẽ dễ bị nhiễm trùng âm đạo, da, khó lành vết thương, nhìn kém, rối loạn cương dương… Vì thế, khi có các chỉ số đường huyết trong máu cao, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Như vậy, chỉ số đường huyết rất quan trọng trong việc kiểm soát và nhận biết bệnh tiểu đường. Với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chỉ số GI và bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
Truy cập lần cuối ngày 15/3/2019 https://www.healthline.com/health/blood-sugar-spike
Truy cập lần cuối ngày 15/3/2019 http://www.diabetes.org/food-and-fitness/food/what-can-i-eat/understanding-carbohydrates/glycemic-index-and-diabetes.html
Truy cập lần cuối ngày 15/3/2019 https://www.nhs.uk/common-health-questions/food-and-diet/what-is-the-glycaemic-index-gi/
Truy cập lần cuối ngày 15/3/2019 https://www.health.harvard.edu/diseases-and-conditions/glycemic-index-and-glycemic-load-for-100-foods
[addtoany]