Cùng tìm hiểu cách tạo ra maltodextrin, công dụng và tác hại của chúng trong bài viết dưới đây.
Maltodextrin là chất bột màu trắng, không màu, không mùi, không vị và dễ hòa tan với nước. Chất này được sử dụng để làm chất phụ gia cho các loại thực phẩm, bánh kẹo, nước ngọt…trên thị trường.
Bạn có thể tìm Maltodextrin trong các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày như: Lúa mì, bột ngô, gạo, sắn, khoai tây. Nhưng Maltodextrin cũng được sản xuất nhân tạo qua quá trình thủy phân.
Khi các loại tinh bột trải qua quá trình thủy phân một phần nước, các enzyme và axit sẽ phá vỡ tinh bột và tạo thành chất Maltodextrin có màu trắng hòa tan được trong nước. Hiện chất maltodextrin được sử dụng trong các loại thực phẩm sau:
Maltodextrin có chứa 4 gram calo tương đương với sucrose và đường. Vì thế cơ thể bạn sẽ tiêu hóa maltodextrin nhanh hơn cho những người đang cần nạp lượng lớn calo vào cơ thể. Theo đó maltodextrin có rất nhiều công dụng hữu ích như:
Maltodextrin được dùng làm chất phụ gia để tăng thể tích cho các loại thực phẩm. Đồng thời làm chất bảo quản giúp tăng thời hạn sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp như:
Maltodextrin được sử dụng như chất làm đặc cho các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp trên thị trường như lem dưỡng da, sản phẩm chăm sóc tóc, các loại kem dưỡng ẩm…
Maltodextrin còn có công dụng làm chất kết dính cho một số loại thực phẩm sau:
Như vậy, maltodextrin có rất nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng chỉ số đường huyết GI của maltodextrin cao hơn đường ăn thông thường nên sẽ làm lượng đường huyết của bạn tăng cao.
Theo đánh giá của các chuyên gia maltodextrin là chất an toàn cho sức khỏe của con người, nó cũng góp phần vào tổng lượng carbohydrate cần thiết cho cơ thể. Chỉ cần chỉ số carbohydrate không quá 45% trên 65% tổng số lượng calo trong cơ thể sức khỏe của bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Ở những bệnh nhân bị tiểu đường hay kháng thuốc kháng sinh insulin bạn sẽ được bác sĩ khuyến cáo ăn ít carbohydrate. Bạn cũng nên giảm lượng maltodextrin nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Bạn đang xem bài viết maltodextrin là gì của khoekhoe24h.com
Trên thực tế maltodextrin có chỉ số đường huyết (GI) cao nên làm tăng chỉ số lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, bạn nên tiêu thụ với số lượng nhỏ để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của bản thân.
Khi sử dụng maltodextrin với liều lượng cao người bệnh sẽ phải đối mặt với một số rủi do về sức khỏe như sau:
Maltodextrin có chỉ số đường huyết (GI) cực cao từ 106 – 136 trong khi đường chỉ có chỉ số à 65. Mặt khác, maltodextrin hấp thụ khá nhanh vào cơ thể nên khi đưa vào cơ thể, chúng sẽ dễ dàng hấp thu và chuyển thành chất béo.
Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên hấp thu quá nhiều maltodextrin vào trong cơ thể mỗi ngày.
Maltodextrin làm thay đổi hệ vi khuẩn trong đường ruột bằng cách làm giảm sự phát triển của men vi sinh có lợi. Theo một nghiên cứu vào năm 2012 cho thấy maltodextrin đóng vai trò làm tăng kết dính của vi khuẩn E. coli liên quan đến rối loạn tự miễn dịch. Mặt khác, chất này còn đóng vai trò thúc đẩy sự sống sót của salmonella, đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh viêm mãn tính.
Maltodextrin được làm từ ngô biến đổi gen sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như:
Tiêu thụ maltodextrin mức độ cao sẽ gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng và tiêu chảy. Đôi khi người bệnh còn xuất hiện các phản ứng dị ứng, chuột rút và đầy hơi.
Trong quá trình sản xuất maltodextrin tất cả các protein bao gồm gluten đã được loại bỏ. Nhưng đôi khi vẫn còn một lượng nhỏ gluten còn tồn tại trong bột. Nếu những người mắc bệnh celiac hay tình trạng không dung nạp gluten sẽ đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe khi hấp thụ phải chúng.
Như vậy, maltodextrin là chất phụ gia được sử dụng cho rất nhiều loại thực phẩm khác nhau, nó cũng không đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cho sức khỏe. Vì thế, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh để bảo đảm sức khỏe bản thân và gia đình của mình.
Tài liệu tham khảo:
Truy cập lần cuối ngày 08/03/2019 https://www.medicalnewstoday.com/articles/322426.php
Truy cập lần cuối ngày 08/03/2019 https://www.healthline.com/health/food-nutrition/is-maltodextrin-bad-for-me#maltodextrin-and-diabetes
Truy cập lần cuối ngày 08/03/2019 https://www.dietvsdisease.org/what-is-maltodextrin-and-is-it-dangerous/
Truy cập lần cuối ngày 08/03/2019 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4940893/
[addtoany]